Móng băng được xem là kết cấu kỹ thuật cơ bản để xây dựng nên một công trình đạt chuẩn. vậy biện pháp thi công móng băng là gì? hãy cùng indusvina tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
I.Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng có kích thước chiều dài rất lớn so với chiều rộng và thường được dùng dưới nhà, dưới tường hay dưới dãy cột. Khi dùng móng băng ở dưới dãy cột thì gọi là móng băng giao thoa.
Móng bằng được áp dụng thi công phổ biến nhất trong xây dựng nhà phố với kích thước đặc trưng là sâu và hẹp. So với các loại móng khác như móng cọc, móng đơn, móng bè,… thì móng băng được sử dụng khá phổ biến. Bởi móng băng được thi công khá đơn giản, độ lún của nền đất đều hơn và tiết kiệm tối đa chi phí thi công.
II. Phân loại móng băng
Phân loại móng băng được chia theo phương hoặc theo độ cứng.
Nếu phân theo phương thì có 2 loại:
- Móng băng 1 phương: là chỉ có 1 phương gồm những đường song song theo chiều ngang hoặc dài của dự án.
- Móng băng 2 phương (móng băng giao thoa): là những đường móng ngang dọc cắt nhau như các ô bàn cờ.
Nếu phân theo độ cứng thì có 3 loại là móng cứng, mềm và kết hợp
Dù loại móng băng nào thì về thành phần cấu tạo cơ bản cũng đều giống nhau, bao gồm: lớp bê tông lót, bản móng và dầm móng. Kích thước và độ dày của mỗi thành phần phụ thuộc vào vật liệu thép sử dụng và độ cứng của nền đất.
Hình ảnh móng băng 1 phương
Hình ảnh móng băng 2 phương ( MB giao thoa )
III. Biện pháp thi công móng băng
1. Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nguyên vật liệu
Việc giải phóng và san lấp mặt bằng đóng vai trò quan trọng trong việc bố trí thép móng băng từ đó, giúp đơn vị thi công xác định chính xác những khu vực cần thiết phải đóng cọc và các khu vực cần tạo móng băng.Tùy từng công trình lớn hay công trình nhỏ mà người ta nên tiến hành đào móng với độ sâu thích hợp khác nhau.
Các đơn vị thi công cũng cần chuẩn bị nguyên vật liệu như thép, cát, đá, xi măng, cừ tràm,… với số lượng cần thiết và tính toán một cách chi tiết các chi phí cũng như kết hợp các vật liệu khác nhau như kể trên theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu về móng băng trong công trình xây dựng.
2. Chuẩn bị cốt thép
Chuẩn bị cốt thép yêu cầu các đơn vị phải tính toán một cách chính xác, tỉ mỉ và đúng theo yêu cầu thiết kế của bản vẽ công trình cũng như lượng pha trộn các nguyên liệu cũng cần theo khối lượng tương ứng.
Trước khi thi công móng băng cốt thép cần đảm bảo:
- Bề mặt của cốt thép phải sạch, trơn, không gỉ, không còn bám bẩn hay hiện tượng dính bùn đất.
- Các thanh thép tùy theo khối lượng mà cần đạt tiêu những chuẩn riêng về chất lượng.
- Cốt thép phải được tiến hành gia công, uốn cũng như nắn thẳng sao cho có độ dẻo dai tốt nhất.
Hình ảnh minh họa
IV. Bố trí thép móng băng
Cốt thép đóng vai trò quan trọng trong việc định hình móng và đảm bảo chịu tải trọng, do đó, bên cạnh việc sử dụng thép đúng tiêu chuẩn, quy cách thì gia công cốt thép phải yêu cầu đúng thiết kế.
Bố trí cốt thép phải căn cứ vào bản vẽ thiết kế, nếu đặt sai phương chịu lực thì cả hệ thống kết cấu móng cũng bị ảnh hưởng theo.
Các bước làm cốt thép kết cấu móng băng:
- Điều tiên quyết cần thực hiện đầu tiên đó chính là gia công thép theo đúng yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ thiết kế.
- Tạo khoảng trống với đất nền bằng cách lót bê tông hoặc gạch bên dưới.
- Đặt bản kê lên trên bê tông hoặc gạch lót.
- Sau đó, tiến hành đặt thép móng băng rồi tiếp tục đặt thép chờ cột.
Hình ảnh minh họa bố trí thép móng
V. Tiến hành đóng cốp pha
Các đơn vị thi công nên chọn các loại cốp pha còn nguyên vẹn, không mục nát, sử dụng đinh để gia cố các vị trí tiếp xúc lại với nhau.
Các thanh cốt pha sẽ được xếp chồng lên thành đất. Đơn vị thi công nên kê lên trên bề mặt những tấm gỗ với độ dày tối thiểu 4cm nhằm làm giảm bớt đi phần nào lực xô ngang khi tiến hành quá trình đổ bê tông. Đối với tim móng và cột móng phải luôn được cố định ở một vị trí và xác định được các cao độ cho quy trình đổ bê tông móng.
Hình ảnh đóng cốp pha móng băng
VI. Công tác thực hiện đổ bê tông
Sau khi chuẩn bị xong cách bố trí thép móng băng cũng như sẵn sàng cốt thép và có cốp pha hoàn chỉnh thì phần cuối cùng trong khâu này chính là đổ bê tông mặt móng.
Công tác đổ bê tông có những điều bắt buộc phải đạt được theo quy chuẩn về những quy phạm xây dựng thiết kế nhà ở, các tiêu chuẩn kể trên phải đảm bảo cả về chất lượng, cũng như đảm bảo được bê tông phải đổ đầy, chắc cũng như quá trình đổ này không có lẫn tạp chất khác hay rác thải, chất bẩn cũng như việc trộn theo đúng quy cách.
Đơn vị thi công cần đảm bảo các nguyên liệu như đá cát sử dụng trong việc trộn bê tông phải được lựa chọn một cách chính xác về kích thước hạt nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng của bê tông tốt nhất. Tránh gây hiện tượng bong bóng trong các lỗ rỗng của sản phẩm bê tông.
Trên đây là những thông tin về biện pháp thi công móng băng đạt tiêu chuẩn xây dựng được xây dựng Indusvina tổng hợp lại. Hy vọng bài viết trên hữu ích với các bạn độc giả để từ đó có thể chọn lựa cho công trình của mình loại móng băng phù hợp.